Mật ong đóng đường và những gì bạn cần giải quyết

Những hiện tượng như mật ong đóng đường mật ong sủi bọt thường xuyên xảy ra. Vì sao mật ong lại có bọt và đóng đường như vậy. Thực sự mà nói để rõ ràng cho mọi người hiểu thì chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể trong bài viết này.

Để hiểu rõ chúng ta cần nhắc lại các khái niệm thủa cắp sách đến trường về độ tan, dung dịch bão hòa và hiện tượng kết tinh.

Độ tan hiểu nôm nà là là mức đo lượng chất tan có thể hoà tan vào một lượng dung môi (là dung dịch để hòa chất tan) xác định ở điều kiện nhiệt độ, áp suất cụ thể.

Ví dụ: ta hòa tan đường (hoặc muối) vào nước ở đây đường (hoặc muối) là chất tan, và nước là dung môi.
Dung dịch bão hoà là dung dịch nằm cân bằng với chất tan chưa hoà tan ở điều kiện đã cho.

Hiểu nôm na là: khi bạn hòa tan đường vào nước ở một điều kiện nhất định thì sẽ đến một lúc bạn không thể hòa tan thêm được đường nữa. Lúc này nước đường trở thành dung dịch nước đường bão hòa.
Hiện tượng kết tinh đường là hiện tượng khi bạn cố gắng tiếp tục hòa tan đường vào dung dịch nước đường bão hòa. Lượng đường mới bạn cho vào tan ra, lượng đường cũ trong dung dịch của bạn kết tinh lại với nhau thành phần tử đường mới kết tủa xuống đáy chai hoặc bám vào thành chai.

Đây chính là hiện tượng đóng đường, hay kết tinh đường ở mật ong mà chúng ta cần tìm hiểu.

Vậy tại sao mật ong lại bị đóng đường?
một số loại mật ong đường thường đóng thành lớp đáy chai

Mật ong rừng nguyên chất và mật ong nói chung đều có các thành phần cơ bản là glucose (đường), fructose (cũng là đường), nước, phấn hoa và các khoáng chất khác.

Fructose là chất đường dễ tan nhất trong tất cả các loại đường, glucose ít tan hơn do đó trong cùng một điều kiện thì glucose sẽ kết tinh trước trong khi frutose vẫn ở dạng lỏng. Do đó glucose chính là thành phần tạo kết tinh trong mật ong.

Theo ủy ban châu âu về an toàn thực phẩm thì khuyên dùng fructose hơn glucose và sucrose (đường mía) vì ít tác động đến lượng đường trong máu sau khi ăn.


Trở lại vấn đề chính

Mật ong rừng nguyên chất có đóng đường không?
Như đã nói ở trên, vì mật ong rừng nguyên chất cũng có đường nên hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng đóng đường (kết tinh đường).

Tuy nhiên

Đối với mật ong rừng nguyên chất, khai thác từ nhiên thì ở nhiệt độ tự nhiên việc kết tinh rất khó xảy ra vì glucose và fructose ở trạng thái bão hòa tự nhiên ở nhiệt độ thường.

Đối với mật ong rừng của Mật đại ngàn chỉ có hiện tượng kết tinh đường rất nhẹ, đường kết tinh thành lớp màng mỏng dưới đáy hoặc nổi trong mật, không có hiện tượng đóng đường dày dưới đáy chai.

Một số loại mật ong khác thì hiện tượng đóng đường có thể xảy ra rất nặng. Đường đóng thành hạt to và dày, rời rạc.

Đây chắc chắn là loại mật ong có nhiều glucose, có thể là do ong ăn loại hoa có nhiều glucose hoặc nhiều lý do khác.

một số loại mật ong đường đóng thành hạt to và dày, rời rạc nhau>> Xem ngay mật ong rừng nguyên chất của chúng tôi. Mật đại ngàn cam kết cung cấp mật ong rừng nguyên chất giá rẻ nhất so với các thương hiệu mật khác.

Chú ý: đường mía là sucarose khi ăn phân hủy ra glucose và fructose, cũng có hiện tượng kết tinh đường.

Ở Nhiệt độ nào thì mật ong rừng có thể đóng đường
Từ 10 -21 độ C là nhiệt độ khiến glucose kết tinh nhanh nhất. Vì vậy đối với miền bắc trời mua đông thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng đóng đường
Từ 21 – 27 độ C thì khó xảy ra hiện tượng đóng đường vì mức bão hòa cao hơn.
Từ 27 độ C trở lên thì không thể xảy ra hiện tượng đóng đường vì nước độ tan của đường ở trong nước nóng cực cao. Điều này bạn có thể dễ dàng thấy khi hòa tan đường trong nước nóng.

Xem thêm: 

http://matongrungdanang.hatenadiary.com/entry/2017/10/25/175030